THÓI QUEN THỨC KHUYA CHÍNH LÀ THỦ PHẠM GIẾT CHẾT THANH XUÂN CỦA BẠN

THÓI QUEN THỨC KHUYA CHÍNH LÀ THỦ PHẠM GIẾT CHẾT THANH XUÂN CỦA BẠN

Tại sao thức khuya gây nhiều tác hại đến sức khỏe con người?

Hormon vỏ thượng thận và hormon tăng trưởng được tiết ra vào ban đêm trong khi ngủ. Loại này được tiết ra trước bình minh, có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa carbohydrat trong cơ thể và thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp. Bên cạnh đó, hai hormon này cũng chỉ được sản xuất sau giấc ngủ, nó không chỉ thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của những người trẻ tuổi, mà còn có thể trì hoãn quá trình lão hóa ở người cao tuổi.

Những tác hại chính của việc thức khuya

Thường xuyên mệt mỏi và suy giảm miễn dịch

Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ suy giảm, một số triệu chứng tương ứng như: cảm lạnh, nhiễm trùng đưởng tiêu hóa, dị ứng,… Bên cạnh đó, hiệu quả của các loại vắc-xin cũng giảm xuống vì cơ thể không sản sinh đủ kháng thể. Bởi vì hệ thống miễn dịch được tăng cường trong khi ngủ, nếu ngủ không đủ sẽ làm cho da nhạy cảm hơn và thậm chí nặng thêm các tình trạng như rosacea hoặc eczema.

Đau đầu

Ngày hôm sau khi thức khuya, cơ thể thường có cảm giác bị đau đầu hoặc kém tập trung. Hơn nữa, việc này cũng mang lại những thiệt hại không thể nhìn thấy trong bộ não con người. Nếu thức khuya lâu ngày, sẽ gây ra những triệu chứng về thần kinh và tâm lý như mất ngủ, hay quên, dễ bị kích thích, lo lắng,…Việc thiếu ngủ cũng khiến cơ thể giải phóng hormon stress – cortisol nhiều hơn.

Thâm quầng mắt và bọng mắt

Đêm là khoảng thời gian tốt nhất cho cơ thể con người để nghỉ ngơi. Nếu không được nghỉ ngơi đầy đủ, tuần hoàn máu xung quanh mắt sẽ kém hơn, gây ra quầng thâm hoặc những đường máu trong lòng trắng của mắt. Giấc ngủ làm tăng điều hòa máu chảy trong da, vì vậy thiếu ngủ cũng khiến da trông nhợt nhạt hơn.

Khô da, đốm màu và mụn

Khoảng thời gian từ 11 giờ khuya đến 3 giờ sáng là thời gian cơ thể nghỉ ngơi, đặc biệt là túi mật và gan. Nếu hai cơ quan này không được nghỉ ngơi đầy đủ, nó sẽ gây ảnh hưởng trên da. Vì vậy, một vài vấn đề như da xù xì, đốm màu và mụn sẽ xuất hiện. Giấc ngủ cũng giúp dưỡng ẩm cho làn da, ngăn chặn khô da và bong tróc. Nói cách khác, một giấc ngủ ngon cũng như một chất làm ẩm da tự nhiên.

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Đối với nam giới và nữ giới trong độ tuổi sinh sản, nếu họ luôn thức khuya, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, mà còn ảnh hưởng đến việc tiết hormon ở nữ giới, cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Lão hóa sớm

Nếu cơ thể giải phóng quá nhiều hormon cortisol, sẽ dẫn đến sự phá hủy collagen – một protein giúp da mềm mại và đàn hồi. Việc thiếu ngủ cũng làm giảm sản xuất hormon tăng trưởng trong cơ thể, làm cho da dễ hình thành nếp nhăn. Điều này phá vỡ cấu trúc da, cũng khiến làn da dễ bị mụn trứng cá hơn.